PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS HỒNG DỤ
Video hướng dẫn Đăng nhập

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG THCS HỒNG DỤ

TUYÊN TRUYỀN VỀ "NGÀY THỊ GIÁC THẾ GIỚI" NĂM 2019

(Đội tuyên truyền măng non của nhà trường đang diễn vở kịch truyền thông về "ngày thị giác thế giới")

(Bạn Bùi Thị Bích Ngà - Liên đội trưởng của nhà trường đọc bài tuyên truyền)

BÀI TUYÊN TRUYỀN CỦA BCH LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS HỒNG DỤ

HƯỞNG ỨNG NGÀY THỊ GIÁC THẾ GIỚI

Kính thưa các thầy giáo cô giáo, các bạn đội viên thân mến!

Trên thế giới, hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, cần khám mắt định kỳ. Cứ 5 giây, thế giới có thêm 1 người bị mù và cứ 1 phút thế giới có thêm một trẻ bị mù .90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này). 80% các nguyên nhân gây mù có thể điều trị hoặc phòng tránh được.

Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù loà. 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Trên 80% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được. Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra cho thấy đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân chủ yếu (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ ...

Đáng chú ý, tật khúc xạ (cận thị, viễn thi, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên, với tỷ lệ mắc khoảng 15-20% ở học sinh nông thôn, 30-40% ở thành phố. Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6 - 15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có khoảng gần 15.000.000 em, với tỷ lệ mắc các tật khúc xạ khoảng 20%, thì Việt Nam ước tính gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó có tới 2/3 bị cận thị.

Với mục tiêu “Quyền được nhìn thấy cho mọi người vào năm 2020”, Tổ chức Y tế thế giới và tổ chức phòng chống mù lòa Quốc tế đã chọn ngày thứ 5 của tuần thứ 2 tháng 10 hàng năm là Ngày Thị giác thế giới.

Ngày Thị giác Thế giới tổ chức lần đầu vào năm 1998 với mục đích nâng cao nhận thức toàn cầu về tình trạng mù lòa, suy giảm thị lực và phục hồi chức năng thị giác.

Từ năm 2000, ngày này trở thành “Chương trình thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy”. Đây là sáng kiến của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) và tổ chức Quốc Tế Về Phòng Chống Mù Lòa (IAPB) nhằm nhắc nhở mọi người tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt và chữa trị cho các bệnh nhân bị khiếm thị. Mục tiêu của chương trình này là giảm thiểu và loại bỏ các bệnh mù lòa có thể tránh khỏi trên toàn thế giới cho đến năm 2020.

Hàng năm, các quốc gia trên thế giới thường tổ chức rất nhiều hoạt động để hưởng ứng ngày này, điển hình như:

Tăng cường công tác truyền thông về thông điệp của Ngày Thị Giác Thế Giới.Tổ chức khám mắt, cấp thuốc và tư vấnchăm sóc mắt cho người cao tuổi.Vận động gây quỹ nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng, đào tạo bác sĩ nhãn khoa, hoặc hỗ trợ phẫu thuật mắt cho bệnh nhi.Tổ chức các hội thi nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về việc bảo vệ thị giác.

Từ khi thành lập, Ngày Thị Giác Thế Giới đã góp phần nâng cao tầm quan trọng của việc chăm sóc mắt cũng như nhận thức về mù lòa trên toàn cầu.

Như thông điệp của Ngày Thị Giác Thế giới, chúng ta nên dành cho mắt sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn bằng những biện pháp vô cùng đơn giản dưới đây:

 Ăn uống cân bằng: Chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu, vì mắt luôn cần được bổ sung dưỡng chất từ bên trong. Do đó cần ăn uống đủ chất, chú ý đến những thực phẩm có lợi cho mắt như: rau củ, trái cây có màu cam, vàng, đỏ, hoặc ngũ cốc, cá biển…

- Tạo điều kiện cho mắt nghỉ ngơi: Hãy cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc trước màn hình điện tử bằng cách nhắm mắt 20 giây và nhìn ra xa 6 mét. Ngoài ra, hãy ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để đôi mắt luôn tràn đầy sức sống.

- Che chắn cho mắt khi ra ngoài: Khi đi ra ngoài nên trang bị kính râm có khả năng chống tia UVA, UVB và giảm độ sáng chói tốt. Bởi các tia UVA, UBV chiếu trực tiếp vào mắt có thể gây bỏng mắt, nóng rát mi mắt, khiến mắt cộm, ngứa, khô rát và có nguy cơ dẫn đến mù loà. Ngoài ra môi trường ánh sáng quá mạnh sẽ khiến mắt phải nheo, điều tiết liên tục, từ đó dễ gây mỏi mắt.

- Tránh khói thuốc: Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp mà còn là tác nhân dẫn đến tình trạng khô mắt và suy giảm thị lực.

- Khám mắt định kỳ: Các bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo người dân nên đi kiểm tra mắt định kỳ. Người bình thường khám 1 lần/năm; khám sàng lọc các bệnh tật khúc xạ từ 3 - 6 tháng/lần; những bệnh nhân bị bệnh Glôcôm nên đo nhãn áp định kỳ; trong trường hợp khi có bất thường về mắt cần phải đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. 

Các bạn biết không?

Ánh sáng nguy hiểm phát ra từ màn hình các thiết bị điện tử như tivi, máy tính hay smartphone là tác nhân hàng đầu gây hại cho mắt. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc các tật khúc xạ ở học sinh, sinh viên nước ta đang gia tăng nhanh chóng, thị lực của các bạn trẻ ngày càng giảm sút. Áp lực thi cử và sức ép từ gia đình, trường lớp lên thành tích học tập khiến đôi mắt của các bạn hoạt động quá tải.

Do đó chăm sóc mắt cho học sinh, sinh viên bằng việc cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi là việc làm rất cần thiết để có một đôi mắt sáng khỏe.

Đôi mắt phải làm việc trung bình từ 16 - 18h/ngày, kể cả khi bạn đang thư giãn hay giải lao, mắt cũng có thể phải điều tiết cho những hoạt động đó. Vậy chúng ta phải làm gì để chăm sóc đôi mắt?

5 CÁCH CHĂM SÓC MẮT HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN

1.Hạn chế sử dụng máy vi tính, smartphone, ipad,...

Theo những thống kê mới nhất của các tổ chức y tế, 70% học sinh, sinh viên bị bệnh về mắt trong đó, 53% bị cận thị, 17% bị loạn thị… Đây là một con số rất đáng báo động và cần có những giải pháp cũng như kiến thức chuyên môn để hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng này.

Các bệnh về mắt không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý, trí tuệ của thế hệ trẻ trong tương lai.

Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, bởi vậy việc loại bỏ hoàn toàn các thiết bị điện tử trong học tập và giải trí là điều không thể. Thay vào đó, để chăm sóc mắt cho học sinh, sinh viên chúng ta nên ưu tiên giải trí bằng âm nhac, vận động thể lực hơn là giải trí bằng mắt. Trường hợp bắt buộc phải thao tác trên máy tính thì có những cách sau đây: 

- Áp dụng quy tắc 20-20-20: sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó trong 20 giây ở cách xa 20 feet (khoảng 6m). Sự nghỉ ngơi này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn.

- Phóng to chữ.

Ngoài ra, những tài liệu dài và có nhiều chữ các bạn có thể in ra để đọc thay vì đọc trên máy tính hay ipad, … để bảo vệ đôi mắt nhất là vào mùa thi cử. Đồng thời, chú trọng chăm sóc mắt từ bên trong bằng cách bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt.

2.Giữ khoảng cách mắt hợp lý khi đọc và viết

Đọc và viết đúng khoảng cách quy định cũng giúp chăm sóc và bảo vệ mắt, giảm nguy cơ cận thị. Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 25-40cm. Việc đọc hoặc viết quá gần sẽ làm hệ thống thị giác phải nỗ lực điều tiết, gia tăng độ cận thị.

3.Để mắt nghỉ ngơi

Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, stress hoặc học tập và làm việc ở khu vực thiếu sáng.

Học bài khoảng 30 – 45 phút nên đứng dậy đi lại, để mắt thư giãn.

4.Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt vào khẩu phần ăn hàng ngày như: trứng, cá hồi, bông cải xanh, …

5. Phòng đau mắt

Bên cạnh các tật khúc xạ, bệnh đau mắt và biến chứng của nó cũng rất nguy hại. Một số bệnh như: đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc… gây ra do bị nhiễm khuẩn, virut. Tiếp xúc với người bị đau mắt, vệ sinh kém cũng dễ dẫn tới các bệnh đau mắt.

Có thể phòng đau mắt bằng cách thường xuyên rửa tay sạch sẽ, không dụi mắt và để mắt quá gần những vật có lông, sợi, bụi bặm. Nên rửa mắt bằng nước muối  sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và dịu bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt mỗi khi thấy kèm nhèm hoặc trung bình 10 lần/ngày.

Nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt thấp cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như trên và đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt.

Cẩn thận các dị vật

Không chỉ ở trẻ em, để phòng dị vật rơi vào mắt luôn cần thiết cho cả người lớn. Cẩn trọng với các vật nhọn, những mạt kim loại, thủy tinh nhỏ li ti vi khi rơi vào nhãn cầu, chúng rất khó xử lý và nếu điều trị không kịp sẽ dẫn đến thương tật vĩnh viễn, thậm chí là mù lòa.

Khi bị dị vật rơi vào mắt, kiểm tra mí mắt nhẹ nhàng để tìm dị vật. cần sơ cứu bằng cách rửa qua nước sạch, nước muối sinh lý. Nếu lấy được dị vật, nên rửa lại bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm lần nữa. Lưu ý không cố lấy những dị vật đã đâm vào nhãn cầu hay ở những vị trí khó để tránh làm tổn thương mắt nặng hơn. Nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để gắp dị vật.

Trên đây là nội dung bài tuyên truyền của Liên đội trường THCS Hồng Dụ trong hoạt động hưởng ứng Ngày thị giác thế giới. Em Xin chân thành cảm ơn các thầy các cô cùng toàn thể các bạn đội viên đã lắng nghe. Thay mặt BCH Liên đội em xin kính chúc các thầy, các cô cùng các bạn luôn có đôi mắt sáng khỏe mạnh, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 02 /2023 Cuốn sách :“ Hải Dương hành trình hội nhập và phát triển” Hải Dương là một trong những trung tâm sinh tụ của người Việt cổ cách đây vài nghìn năm về trướ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 2 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01 NĂM 2023 “Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam và bạn bè Quốc tế” Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh th ... Cập nhật lúc : 7 giờ 32 phút - Ngày 2 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12 NĂM 2022 Giới thiệu cuốn sách: “ Ký ức thời oanh liệt” Kính thưa toàn thể các thầy cô giáo! Các em học sinh thân mến! Lịch sử là một dòng chẩy cuồn cuộn v ... Cập nhật lúc : 15 giờ 59 phút - Ngày 5 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11 NĂM 2022 “NHẬT KÍ NHÀ GIÁO VƯỢT TRƯỜNG SƠN” CỦA NHÀ GIÁO LIỆT SĨ VÕ TỀ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 25 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10 NĂM 2022 Cuốn sách: “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm” ... Cập nhật lúc : 11 giờ 14 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
THÁNG 9: CHỦ ĐỀ: “ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU” GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: “ HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC” DO GS.TS PHAN NGỌC LIÊN BIÊN SOẠN. ... Cập nhật lúc : 11 giờ 12 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ y tế cho biết, để đưa ra được Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Bộ Y tế đã mất 7 năm chuẩn bị và đã được Quốc hội thông qua vào t ... Cập nhật lúc : 9 giờ 48 phút - Ngày 31 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 384/SGDĐT-SYT, ngày 11 tháng 3 năm 2019 và Kế hoạch thực hiện Dự án Chăm sóc mắt học đường năm 2019; Kế hoạch số 383/SGDĐT–SYT, ngày 11 tháng 3 năm 2019 về Kế hoạch thự ... Cập nhật lúc : 9 giờ 6 phút - Ngày 11 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục luật an toàn giao thông. Trường THCS Hồng Dụ, kết hợp với đội công an giao thông huyện Ninh Giang ... Cập nhật lúc : 9 giờ 53 phút - Ngày 8 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 384/SGDĐT-SYT, ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Liên ngành GD&ĐT và Y tế về Kế hoạch thực hiện Dự án Chăm sóc mắt học đường năm 2019; Kế hoạch số 1409/KH-DACSM ngày 25 thán ... Cập nhật lúc : 17 giờ 17 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2019
Xem chi tiết
12345678910
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
TKB HỘỊ THI GVG TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018
TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO CĐ THLM
Sản phẩm dạy học tích hợp cấp Bộ. Các ĐC tham khảo nhé.(SP của ĐC Thụy - Cẩm Giàng)
Sản phẩm THLM mẫu đạt giải cấp Bộ, các ĐC tham khảo.
TÀI LIỆU TẬP HUẤN E - LEANING
Một số ví dụ về dạy học theo chủ đề bộ môn Sinh học( Các thầy cô tham khảo, nếu sử dụng thì các thầy cô chỉnh sửa lại theo mẫu cho sát với điều kiện và đối tượng học sinh trường mình)
Một số ví dụ về dạy học theo chủ đề bộ môn sinh học( Các thầy cô tham khảo, nếu sử dụng thì các thầy cô chỉnh sửa lại theo mẫu cho sát với điều kiện và đối tượng học sinh trường mình)
TÀI LIỆU TẬP HUẤN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM(VNEN) (Đây là tài liệu tham khảo, các thầy cô không được lấy nguyên nội dung này để nộp lên trường học kết nối)
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRƯỜNG HỌC VNEN
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRƯỜNG HỌC VNEN
Tài liệu tập huấn Sinh học hè 2015
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Công văn 100/PGD&ĐT Ninh Giang ngày 20 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học năm học 2016 - 2017.
Phân phối chương trình thực hiện từ năm học 2012 - 2013 (Được áp dụng trong thời gian đầu của năm học 2016 - 2017 theo công văn 1056/SGD&ĐT Hải Dương và hướng dẫn của PGD huyện Ninh Giang)
Báo cáo tập huấn và bài tập tham khảo môn toán
Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm phổ cập
Tài liệu tập huấn về công tác quản lý chuyên môn
Công văn 8987 về hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Nội dung hướng dẫn thu thập thông tin minh chức của kiểm định chất lượng
LỊCH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
KẾ HOẠCH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2014 - 2015
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo