PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS HỒNG DỤ
Video hướng dẫn Đăng nhập

I. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI TUYÊN TRUYỀN

(Đ/c Nguyễn Hữu Tường - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường phát biển tại buổi tuyên truyền)

(Đ/c Vũ Văn Luật - Đội phó đội giao thông, đ/c Nguyễn Tiến Thành - Cán bộ đội giao thông huyện Ninh Giang triển khai nội dung tuyên truyền và phổ biến luật giai thông đường bộ)

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ GIAO THÔNG AN TOÀN CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. Thực trạng về vấn đề ATGT .

          An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội

quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong những năm qua đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn của địa phương còn xảy ra nhiều, mà nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ của mọi người còn hạn chế. Các em học sinh có thể là nạn nhân hoặc bản thân các em gây tai nạn cho người khác.Vì vậy,  “ Tai nạn giao thông đã trở thành mối hiểm họa của mọi người”. Từ đó dẫn đến gia tăng những vấn đề giao thông phức tạp như TNGT và ùn tắc giao thông, Mặt khác, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về ATGT của người tham gia giao thông và của cộng đồng còn thấp. Công tác quản lý về ATGT tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu.

      Tại Việt Nam, trung bình hàng ngày ước tính có 30 -35 người chết do tai nạn giao thông chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ. Đây là vấn đề đã và đang gây bức xúc cho toàn xã hội.

II. Ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc giáo dục ATGT trong trường THCS.

     Từ thực trạng trên cho thấy An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an toàn giao thông do mô tô, xe máy luôn chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.
         Và chúng tôi mong rằng qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay, cùng với sự tuyên truyền của các em HS tới PHHS sau buổi ngoại khoá này sự hiểu biết và ý thức văn hóa giao thông của các bậc PHHS sẽ được nâng lên rất nhiều, và tai nạn giao thông giảm rõ rệt.

III. Mục đích của buổi tuyên truyền:

          Tập trung nâng cao kiến thức pháp luật về An toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là các em HS và PHHS khi tham gia giao thông,  giúp nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo TTATGT trên địa bàn.
          Xây dựng cho người tham gia giao thông thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm qui tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông, tao môi trường giao thông trật tự an toàn, văn minh thân thiện.

IV. Nội dung tuyên truyền:

1. Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ và các chuyên đề về giáo dục ATGT. Có ý chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông và thực hiện tốt “ Văn hoá giao thông”: không phóng nhanh vượt ẩu, không đi từ hàng 2 trở lên, cẩn thận khi rẽ phải, rẽ trái, không đùa giởn… không chở quá 2 người. Khi đi bộ không dàn hàng ngang 3, 4 người,  đi đúng phần đường quy định, khi băng qua đường phải nhìn trước nhìn sau… đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy,xe đạp điện, ngồi trên xe máy.Thực hiện tốt hành vi: hiểu biết đầy đủ pháp luật về an toàn giao thông; Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông đường bộ; Có hành vi ứng xử văn hóa, thân thiện với người đồng hành, tận tình giúp đỡ người bị tai nạn; Không điều khiển xe máy khi không có giấy phép lái xe. Không có thói hư tật xấu khi ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi  xảy ra tai nạn giao thông; Không để xảy ra tai nạn giao thông khi tham gia giao thông.

2. Phối hợp với gia đình học sinh, không cho học sinh chưa đủ tuổi quy định, chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
3. Thông qua 6 chủ đề tuyên truyền giáo dục ATGT cho HS, nhà trường mong rằng các  em HS truyền tải các nội dung của chuyên đề tới phụ huynh học sinh, đồng thời mong muốn các bậc PHHS tiếp tục giáo dục con em mình thực hiện tốt
3.1 Chủ đề 1: Đi bộ an toàn

Những điều cần biết khi đi bộ trên đường - đi bộ an toàn

+ Tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ: Đi trên hè phố, đi sát mép đường về phía tay phải, đi đúng phần đường, làn đường dành cho người đi bộ

+ Nắm vững cách qua đường an toàn ở nơi không có điều kiện an toàn (không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu, nơi có đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt  ...)

+ Nhận thức được những hành vi đi bộ qua đường không an toàn (vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, qua đường ở gần phía trước hoặc sau xe ô tô đang đỗ)

+ Nguyên tắc đi bộ an toàn vào ban đêm (tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi bộ nêu tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; nên mặc đồ phản quang hoặc trang phục sáng màu)

+ Đi bộ qua đường an toàn

Cách phòng tránh:

Dừng lại bên đường, quan sát hai bên đường, lắng nghe tiếng động cơ ô tô, xe máy cẩn thận.

Giơ tay ra hiệu xin qua đường và chọn thời điểm thích hợp ( có ít xe qua lại), nhìn bên trái tránh phương tiện cơ giới từ chiều bên trái tới, đi thẳng, đến giữa đường quay sang nhìn bên phải tránh phương tiện cơ giới từ bên phải tới.

Không được qua đường nơi tầm nhìn bị che khuất.

Không được qua đường ở gần phía trước và phía sau ô tô đang đỗ.

3.2 Chủ đề 2: Đi xe đạp an toàn

Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường - đi xe đạp an toàn

Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp

Nhận thức được những hành vi đi xe đạp không an toàn.

Nắm rõ các nguyên lí và kĩ năng đi xe an toàn: Kiểm tra xe trước khi đi: độ cao, phanh, chuông...

Điều khiển xe: trên làn đường bên phải trong cùng, tuân thủ chỉ dẫn của đèn tín hiệu và người điều khiển giao thông, quan sát trước khi di chuyển hướng.
+ Nguyên tắc đi xe đạp an toàn vào ban đêm ( xe phải có đèn hậu, mặc đồ phản quang hoặc trang phục màu sáng)

+ Lưu ý: Trẻ dưới 16 tuổi không được điều khiển xe đạp máy, xe máy

3.3  Chủ đề 3: Đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy an toàn.

+ Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ.

+ Nắm rõ những điều cấm khi đi xe mô tô, xe gắn máy

+ Cách chọn mũ bảo hiểm: Phải chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn: mũ phải có tem kiểm định, lớp xốp cứng, dây đeo và khóa chắc chắn...

+ Cách đội mũ bảo hiểm đúng qui cách

+ Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

+ Chuyển hướng an toàn tại giao lộ

+ Vượt xe an toàn

+ An toàn đối với người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên xe từ phía tay trái; Ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái, hai tay bám chặt người ngồi phía trước; Không vung vẩy chân tay, không nghiêng ngả hoặc đứng trên yên xe máy, không ngồi phía trước người lái; Ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm và nên đi giày, dép có cài khóa.)

+ Các nguyên tắc lái xe ô tô, xe gắn máy vào ban đêm.    

3.4 Chủ đề 4: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.

- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.   

3.5 Chủ đề 5: Một số cam kết ATGT cho học sinh.

- Không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa đủ tuổi.

- Không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa có giấy phép lái xe.

- Không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng.

- Không rẽ bất ngờ.

- Không chở quá 2 người trên xe.

- Không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.

- Không uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.

- Lựa chọn tuyến xe buýt công cộng phù hợp để đi lại an toàn.

3.6 Một số nội dung tuyên truyền khác lồng ghép trong các chủ đề trên

Nhận biết một số loại biển báo hiệu đường bộ, đường sắt thông dụng: Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ. Nhận dạng được từng loại biển báo về hình dạng, màu sắc, hình vẽ, ý nghĩa của 5 nhóm biển báo này.

Qui định sử phạt và vi phạm hành chính trong một số tình huống đi bộ, điều khiển xe đạp và ngồi trên xe máy vi phạm luật giao thông đường bộ. (Đi sai làn đường, đi xe bỏ cả 2 tay...)

- Tôn trọng các qui định về ATGT. Cam kết thực hiện và chia sẻ với những người thân trong gia đình về các kiến thức và kỹ năng được giáo dục.

V. Đề xuất các giải pháp phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc giáo dục ATGT cho học sinh THCS.

         Để thực hiện mục tiêu “ An toàn giao thông cho học sinh khi đến trường”, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và PHHS trong toàn trường, hãy thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ với mục đích giữ vững trật tự ATGT, nâng cao chất lượng cuộc sống và vận động thực hiện nếp sống văn minh, góp phần giảm thiểu TNGT, đồng thời thông qua chương trình này tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng Luật Giao thông đường bộ tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong nhà trường.

1. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng tìm hiểu, nắm bắt kịp thời các thông tin tuyên truyền về thực trạng tham gia giao thông an toàn để phối hợp với nhà trường thường xuyên giáo dục ATGT cho con em mình. Chú ý đến nội dung “ Phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm”.

2. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh kí cam kết ATGT, thực hiện nghiêm túc các nội dung của bản cam kết. Và coi đó là khẩu hiệu hành động thiết thực để đảm bảo ATGT cho chính mình và toàn xã hội. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng kí cam kết về việc chịu trách nhiệm giáo dục con em mình thực hiện tốt các chủ đề về ATGT đã nêu trong Bản cam kết.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu học sinh có những vi phạm về quy tắc giao giao thông đường bộ, đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cần thông báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm được biết để kịp thời phối hợp giáo dục.

4. Trong chương trình giáo dục ngoại khóa về ATGT, mỗi năm học nhà trường tổ chức các cuộc thi với nội dung “ Tìm hiểu về giao thông đường bộ”, “ An toàn giao thông học đường”, “ An toàn giao thông cho bạn, cho tôi”…. đề nghị các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp cùng nhà trường tổ chức đạt hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa.

     Để hưởng ứng một cách có hiệu quả, tôi kêu gọi các bậc PHHS, cán bộ, giáo viên cùng các em học sinh hãy thực hiện tốt khẩu hiệu “Ba có, bốn không” như sau: Khẩu hiệu “Ba có”:

1. Có hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ. Người đi bộ: Phải đi trên hè phố, lề đường, đi sát mép đường; Chỉ qua đường ở những nơi có tín hiệu vạch kẻ đường và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

2. Có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Phải đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Hợp tác, giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.

3. Có hành vi ứng xử hợp lý và đúng mực, có tình người trong các tình huống xảy ra trên đường, cư xử có văn hóa như: tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi khi có va quệt.

Khẩu hiệu “Bốn không”:

1. Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện chưa đủ giấy tờ quy định.

2. Không lấn chiếm: Lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT.

3. Không có thói hư, tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra TNGT.

4. Không để xảy ra TNGT khi tham gia giao thông.

     Các bậc PHHS, cán bộ, giáo viên, học sinh THCS Hồng Dụ hãy gương mẫu, nhiệt tình thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ là đã góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn. Cuộc sống của chúng ta ở phía trước có rất nhiều điều tốt đẹp, tương lai đang rộng mở và chờ đón chúng ta. Chúng ta hãy là người biết sống văn minh, lịch sự và xây dựng xã hội tốt đẹp!

Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 02 /2023 Cuốn sách :“ Hải Dương hành trình hội nhập và phát triển” Hải Dương là một trong những trung tâm sinh tụ của người Việt cổ cách đây vài nghìn năm về trướ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 2 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01 NĂM 2023 “Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam và bạn bè Quốc tế” Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh th ... Cập nhật lúc : 7 giờ 32 phút - Ngày 2 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12 NĂM 2022 Giới thiệu cuốn sách: “ Ký ức thời oanh liệt” Kính thưa toàn thể các thầy cô giáo! Các em học sinh thân mến! Lịch sử là một dòng chẩy cuồn cuộn v ... Cập nhật lúc : 15 giờ 59 phút - Ngày 5 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11 NĂM 2022 “NHẬT KÍ NHÀ GIÁO VƯỢT TRƯỜNG SƠN” CỦA NHÀ GIÁO LIỆT SĨ VÕ TỀ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 25 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10 NĂM 2022 Cuốn sách: “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm” ... Cập nhật lúc : 11 giờ 14 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
THÁNG 9: CHỦ ĐỀ: “ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU” GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: “ HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC” DO GS.TS PHAN NGỌC LIÊN BIÊN SOẠN. ... Cập nhật lúc : 11 giờ 12 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ y tế cho biết, để đưa ra được Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Bộ Y tế đã mất 7 năm chuẩn bị và đã được Quốc hội thông qua vào t ... Cập nhật lúc : 9 giờ 48 phút - Ngày 31 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 384/SGDĐT-SYT, ngày 11 tháng 3 năm 2019 và Kế hoạch thực hiện Dự án Chăm sóc mắt học đường năm 2019; Kế hoạch số 383/SGDĐT–SYT, ngày 11 tháng 3 năm 2019 về Kế hoạch thự ... Cập nhật lúc : 9 giờ 6 phút - Ngày 11 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục luật an toàn giao thông. Trường THCS Hồng Dụ, kết hợp với đội công an giao thông huyện Ninh Giang ... Cập nhật lúc : 9 giờ 53 phút - Ngày 8 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 384/SGDĐT-SYT, ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Liên ngành GD&ĐT và Y tế về Kế hoạch thực hiện Dự án Chăm sóc mắt học đường năm 2019; Kế hoạch số 1409/KH-DACSM ngày 25 thán ... Cập nhật lúc : 17 giờ 17 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2019
Xem chi tiết
12345678910
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
TKB HỘỊ THI GVG TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018
TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO CĐ THLM
Sản phẩm dạy học tích hợp cấp Bộ. Các ĐC tham khảo nhé.(SP của ĐC Thụy - Cẩm Giàng)
Sản phẩm THLM mẫu đạt giải cấp Bộ, các ĐC tham khảo.
TÀI LIỆU TẬP HUẤN E - LEANING
Một số ví dụ về dạy học theo chủ đề bộ môn Sinh học( Các thầy cô tham khảo, nếu sử dụng thì các thầy cô chỉnh sửa lại theo mẫu cho sát với điều kiện và đối tượng học sinh trường mình)
Một số ví dụ về dạy học theo chủ đề bộ môn sinh học( Các thầy cô tham khảo, nếu sử dụng thì các thầy cô chỉnh sửa lại theo mẫu cho sát với điều kiện và đối tượng học sinh trường mình)
TÀI LIỆU TẬP HUẤN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM(VNEN) (Đây là tài liệu tham khảo, các thầy cô không được lấy nguyên nội dung này để nộp lên trường học kết nối)
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRƯỜNG HỌC VNEN
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRƯỜNG HỌC VNEN
Tài liệu tập huấn Sinh học hè 2015
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Công văn 100/PGD&ĐT Ninh Giang ngày 20 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học năm học 2016 - 2017.
Phân phối chương trình thực hiện từ năm học 2012 - 2013 (Được áp dụng trong thời gian đầu của năm học 2016 - 2017 theo công văn 1056/SGD&ĐT Hải Dương và hướng dẫn của PGD huyện Ninh Giang)
Báo cáo tập huấn và bài tập tham khảo môn toán
Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm phổ cập
Tài liệu tập huấn về công tác quản lý chuyên môn
Công văn 8987 về hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Nội dung hướng dẫn thu thập thông tin minh chức của kiểm định chất lượng
LỊCH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
KẾ HOẠCH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2014 - 2015
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo