PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS HỒNG DỤ
Video hướng dẫn Đăng nhập

 THÁNG 9: CHỦ ĐỀ: “ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU”

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: “ HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC”

DO GS.TS PHAN NGỌC LIÊN BIÊN SOẠN.

 

           Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

         Hoà chung trong không khí tưng bừng của những ngày mùa thu lịch sử, toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức thi đua, lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trường THCS Hồng Dụ vui mừng, phấn khởi chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới 2022- 2023.

          Trong niềm vui đón Tết độc lập của toàn dân tộc, chuẩn bị cho năm học mới thầy và trò Trường THCS Hồng Dụ đã có nhiều hoạt động sôi nổi như: lao động vệ sinh, trồng và chăm sóc bồn hoa, trang trí lớp học, tập văn nghệ, tham gia các hoạt động tập thể...người nào việc nấy bắt tay vào nhiệm vụ chuẩn bị cho một năm học mới với một tinh thần vui tươi, phấn khởi đón chào năm học mới. Trường lớp như được khoác lên màu áo mới bừng sáng trong nắng thu vàng, hứa hẹn một năm học có nhiều khởi sắc. 

        Hòa chung trong không khí vui tươi ấy, trong buổi giới thiệu sách hôm nay, thư viện nhà trường xin giới thiệu tới các em cuốn sách: “Bác Hồ về giáo dục” do tác giả Phan Ngọc Liên biên soạn.

         Các em học sinh thân mến!

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cả cuộc đời Người đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Người quan tâm sâu sắc tới giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên, cho thanh niên, học sinh. Người là hiện thân của đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng ngời để các thầy giáo cô giáo và học sinh, sinh viên các thế hệ phấn đấu học tập và noi theo.

        Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu sự nghiệp giáo dục của mình chính là từ thầy giáo Nguyễn Tất Thành, dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết). Thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết (từ 8/1910 - 2/1911) được xem như là mốc đánh dấu sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Tại đây, thầy giáo Nguyễn Tất Thành không những dạy học trò kiến thức văn hóa mà còn gieo vào tâm trí người học về nguồn cội, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu nước, yêu đồng bào và nỗi niềm trăn trở của người dân mất nước qua mỗi bài giảng. Thầy dạy học trò đạo làm người, dạy cách sống, cách cư xử với mọi người.

        Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và giáo dục nhà trường nói riêng vô cùng phong phú rộng lớn, song hết sức xúc tích. Theo người nói đến giáo dục là nói đến nhà trường, là nói đến Thấy và trò, dạy và học.

        Vai trò của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người, cho con người và hướng tới việc xây dựng con người mới - con người XHCN. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền giáo dục mới sẽ “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”

         Đối với đội ngũ nhà giáo, tài là sự am hiểu, vốn tri thức, vốn kinh nghiệm thực tiễn của người Thầy, đức lá tư cách, tính yêu thương trách nhiệm của ngưới Thầy với nghề, với các em học sinh. Chính vì thế người nhắc các nhà Giáo: Dạy cũng như học phải chú trọng chú trọng cả tài và đức.

        Đối với các em học sinh, Bác nói rất ngắn gọn và cụ thể: “Nhiệm vụ chính của thanh niên và học sinh là học. Học để phụng sự ai? Để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Việc xác định được mục đích của học tập là rất quan trọng, nó làm cho người học có quyết tâm hơn, có lòng tự tôn dân tộc, thúc đẩy sự phấn đấu để chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học.

        Sự đóng góp to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục thể hiện bằng hành động thiết thực, cụ thể; những lời chỉ chỉ bảo ân cần: những bài nói, bài viết có ý nghĩa lí luận, thực tiễn – là cơ sở quan trọng để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

        Cuốn sách “Hồ Chí Minh về giáo dục”  do GS.TS Phan Ngọc Liên và các đồng nghiệp biên soạn đã kế thừa, phát triển và hệ thống những quan điểm lí luận về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đề xuất một số kiến nghị vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong các lĩnh vức của Ngành giáo dục và điều kiện hiện nay.

          Trong cuôn sách này tác giả đã biên soạn hầu hết các bài nói, bài viết của người về giáo dục và sắp xếp theo các chủ đề:  giáo dục với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giáo dục với công cuộc xây dựng đất nước, những quan điểm chung về giáo dục, những vấn đề về nội dung và phương pháp giáo dục là để tạo thuận lợi cho việc, học tập , nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, quyển sách gồm các phần sau:

           Phần thứ nhất: Tư tưởng hồ Chí Minh về giáo dục nhà trường.

           Phần thứ hai: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

          Cuốn sách hiện đang có trong thư viện trường ta mời các thầy cô giáo và các em đến thư viện tìm đọc cuốn sách hay đầy bổ ích này nhé! Chúc quý Thầy Cô một năm học vui khỏe và hiệu quả, chúc các em học sinh một năm học mới với nhiều kết quả tốt.

                                                                           Hồng Dụ, ngày  12  tháng  9   năm 2022

Phó Hiệu Trưởng                                                                    Người Giới Thiệu

 

 

Nguyễn Đình Phong                                                                                                   Bùi Thị Tươi

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 02 /2023 Cuốn sách :“ Hải Dương hành trình hội nhập và phát triển” Hải Dương là một trong những trung tâm sinh tụ của người Việt cổ cách đây vài nghìn năm về trướ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 2 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01 NĂM 2023 “Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam và bạn bè Quốc tế” Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh th ... Cập nhật lúc : 7 giờ 32 phút - Ngày 2 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12 NĂM 2022 Giới thiệu cuốn sách: “ Ký ức thời oanh liệt” Kính thưa toàn thể các thầy cô giáo! Các em học sinh thân mến! Lịch sử là một dòng chẩy cuồn cuộn v ... Cập nhật lúc : 15 giờ 59 phút - Ngày 5 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11 NĂM 2022 “NHẬT KÍ NHÀ GIÁO VƯỢT TRƯỜNG SƠN” CỦA NHÀ GIÁO LIỆT SĨ VÕ TỀ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 25 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10 NĂM 2022 Cuốn sách: “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm” ... Cập nhật lúc : 11 giờ 14 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
THÁNG 9: CHỦ ĐỀ: “ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU” GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: “ HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC” DO GS.TS PHAN NGỌC LIÊN BIÊN SOẠN. ... Cập nhật lúc : 11 giờ 12 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ y tế cho biết, để đưa ra được Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Bộ Y tế đã mất 7 năm chuẩn bị và đã được Quốc hội thông qua vào t ... Cập nhật lúc : 9 giờ 48 phút - Ngày 31 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 384/SGDĐT-SYT, ngày 11 tháng 3 năm 2019 và Kế hoạch thực hiện Dự án Chăm sóc mắt học đường năm 2019; Kế hoạch số 383/SGDĐT–SYT, ngày 11 tháng 3 năm 2019 về Kế hoạch thự ... Cập nhật lúc : 9 giờ 6 phút - Ngày 11 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục luật an toàn giao thông. Trường THCS Hồng Dụ, kết hợp với đội công an giao thông huyện Ninh Giang ... Cập nhật lúc : 9 giờ 53 phút - Ngày 8 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 384/SGDĐT-SYT, ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Liên ngành GD&ĐT và Y tế về Kế hoạch thực hiện Dự án Chăm sóc mắt học đường năm 2019; Kế hoạch số 1409/KH-DACSM ngày 25 thán ... Cập nhật lúc : 17 giờ 17 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2019
Xem chi tiết
12345678910
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
TKB HỘỊ THI GVG TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018
TÀI LIỆU TẬP HUẤN DẠY HỌC THEO CĐ THLM
Sản phẩm dạy học tích hợp cấp Bộ. Các ĐC tham khảo nhé.(SP của ĐC Thụy - Cẩm Giàng)
Sản phẩm THLM mẫu đạt giải cấp Bộ, các ĐC tham khảo.
TÀI LIỆU TẬP HUẤN E - LEANING
Một số ví dụ về dạy học theo chủ đề bộ môn Sinh học( Các thầy cô tham khảo, nếu sử dụng thì các thầy cô chỉnh sửa lại theo mẫu cho sát với điều kiện và đối tượng học sinh trường mình)
Một số ví dụ về dạy học theo chủ đề bộ môn sinh học( Các thầy cô tham khảo, nếu sử dụng thì các thầy cô chỉnh sửa lại theo mẫu cho sát với điều kiện và đối tượng học sinh trường mình)
TÀI LIỆU TẬP HUẤN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM(VNEN) (Đây là tài liệu tham khảo, các thầy cô không được lấy nguyên nội dung này để nộp lên trường học kết nối)
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRƯỜNG HỌC VNEN
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRƯỜNG HỌC VNEN
Tài liệu tập huấn Sinh học hè 2015
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Công văn 100/PGD&ĐT Ninh Giang ngày 20 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học năm học 2016 - 2017.
Phân phối chương trình thực hiện từ năm học 2012 - 2013 (Được áp dụng trong thời gian đầu của năm học 2016 - 2017 theo công văn 1056/SGD&ĐT Hải Dương và hướng dẫn của PGD huyện Ninh Giang)
Báo cáo tập huấn và bài tập tham khảo môn toán
Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm phổ cập
Tài liệu tập huấn về công tác quản lý chuyên môn
Công văn 8987 về hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Nội dung hướng dẫn thu thập thông tin minh chức của kiểm định chất lượng
LỊCH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
KẾ HOẠCH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2014 - 2015
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo